This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Phương pháp giúp hạ huyết áp trong vòng 1 tháng

Huyết áp tăng mỗi khi căng thẳng, gây nguy hiểm cho người bệnh. Cao huyết áp là trạng thái máu lưu thông trong động mạch với áp suất cao bất thường.

Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị và kiểm soát, có thể dẫn đến các chứng rối loạn chết người như bệnh mạch vành, suy thận, suy tim, đột quỵ,…. Cao huyết áp là một trong những bệnh phổ biến nhất, đặc biệt là ở người cao tuổi do lối sống không lành mạnh. Thường xuyên ăn thực phẩm không lành mạnh, không tập thể dục hàng ngày, áp lực công việc, căng thẳng,... đều có thể dẫn đến tăng huyết áp. Mặc dù bệnh cao huyết áp thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa. Bệnh nhân cao huyết áp gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do các triệu chứng như mệt mỏi, đánh trống ngực, nhức đầu,… Các bác sĩ thường kê các toa thuốc tác dụng mạnh giúp giảm huyết áp, tuy nhiên, thời gian dài sử dụng sẽ không tốt cho cơ thể.

Phương pháp giúp hạ huyết áp trong vòng 1 tháng

Dưới đây là biện pháp tự nhiên giúp bạn hạ huyết áp trong vòng 1 tháng:

Thành phần:

- 3 quả chà là không hạt

- 1 cốc nước nóng

Đây là phương pháp điều trị tự nhiên giúp giảm huyết áp cao rất hiệu quả khi được sử dụng đều đặn, kết hợp với việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn hạ huyết áp và biện pháp tự nhiên này. Khi các triệu chứng thuyên giảm, bạn có thể đề nghị bác sĩ để giảm dần các loại thuốc. Quả chà là là loại trái cây khô rất tốt cho sức khỏe.

Quả chà là giàu sắt, vitamin A, canxi, các chất chống oxy hóa,…. Vì vậy, cùng với việc điều trị huyết áp cao, nó cũng có thể điều trị các chứng bệnh như thị lực kém, táo bón, tổn thương tế bào,….

Quả chà là cũng chứa một lượng magie cao. Magie là một trong những khoáng chất quan trọng và cần thiết, giữ cho các mạch máu giãn nở giúp máu lưu thông dễ dàng, do đó ngăn ngừa các tình trạng như huyết áp cao.

Lưu ý:

- Ăn 3 quả chà là mỗi ngày trước khi ăn sáng.

- Sau khi ăn chà là nên uống một cốc nước ấm.

- Thực hiện liên tục trong vòng từ trên 1 tháng.

BS. Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Thời gian lý tưởng cho phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

Sinh con có thể là một chấn thương mà phụ nữ phải trải qua, do vậy quy định dành khoảng thời gian sáu tuần để phục hồi các nhu cầu về thể chất và tinh thần đối với phụ nữ mới sinh vẫn chưa hợp lý.

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Salford cho rằng có thể phải cần đến một năm để phục hồi sau sinh. TS.Wray, tác giả chính của nghiên cứu đã đề cập trên Daily Mail UK rằngchỉ cần khoảng thời gian sáu tuần để phục hồi là một điều không tưởng.

Bà nhận thấy sự không hài lòng của các bà mẹ mới sinh và các dịch vụ y tế sau sinh do những ảnh hưởng tâm lý, điều này đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

TS. Wray trong cuộc phỏng vấn một số bà mẹ mới sinh đã kết luận rằng rất khó cho phụ nữ quay trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản 2 tháng. Cơ thể của người mẹ vẫn đang phục hồi sau chấn thương mà họ phải trải qua khi sinh con, thậm chí là 60 ngày sau khi sinh.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí International Journal of Obstetrics & Gynaecology, một số bà mẹ bị tổn thương tinh thần và cảm xúc bao gồm trầm cảm, căng thẳng, lo âu, kiệt sức và khó chịu về thể lực có thể kéo dài dai dẳng từ 6 – 7 tháng sau sinh.

Một nghiên cứu được thực hiện về các bà mẹ sau sinh được công bố năm 2015 trên tạp chí American Journal of Obstetrics and Gynaecology cũng cho thấy các kết quả tương tự. Những bà mẹ tham gia nghiên cứu đã nhận thấy bị đau lưng, chấn thương cơ và tiêu chảy.

TS. Wray cũng cho rằng cần phải có các dịch vụ y tế sau sinh kéo dài hơn 6-8 tuần vì phần lớn các bà mẹ mong muốn nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc từ hệ thống y tế nhiều hơn để phục hồi và chăm sóc em bé.

BS. Tuyết Mai

(Theo Indiatimes)

Nên và không nên làm gì khi bị sốt xuất huyết Dengue?

SXHD có hai thể bệnh chính, trong đó số ca mắc thể nhẹ chiếm tỷ lệ khá cao. Người bệnh chỉ biểu hiện những triệu chứng ở mức độ nhẹ như sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi, nhức mắt… có thể điều trị ngoại trú. Trong khi bệnh nhân ở thể nặng hơn được khuyến cáo phải nhanh chóng nhập viện điều trị đề phòng biến chứng xảy ra. Song điểm chung là dù mắc sốt xuất huyết dạng nào, bạn cũng cần tới các cơ sở y tế tin cậy để khám và phân loại bệnh, tránh nhầm lẫn sang những căn bệnh khác có triệu chứng tương tự, đồng thời tìm được phác đồ điều trị đúng người, đúng bệnh.
Việc điều trị SXHD hiện nay chủ yếu điều trị triệu chứng, cụ thể là:
- Hạ nhiệt bằng cách: + Sử dụng thuốc hạ nhiệt: Các bác sĩ chỉ định bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên được phép dùng Paracetamol đơn chất với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ. Tổng liều lượng Paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, analgin, ibuprofen… vì có thể gây xuất huyết, toan máu. + Kết hợp các biện pháp hạ nhiệt khác: Dùng khăn ấm đắp vào trán, lau nách, bẹn phòng sốt cao, co giật. Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc đá lạnh để chườm. - Bù nước cho cơ thể bằng cách: + Khuyến khích người bệnh uống nhiều Oresol, nước trái cây (cam, quýt, chanh, dừa…), nước đun sôi để nguội. Trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt nên uống khoảng 0,5 – 1 lít nước/ngày, trẻ trên 5 tuổi uống khoảng 1,5 – 2,5 lít nước/ngày, riêng người lớn cần uống từ 2,5 – 3 lít nước/ngày. + Cho bệnh nhân ăn một số đồ ăn nhẹ, dễ nuốt, dễ tiêu như súp, sữa, nước cháo loãng nêm chút muối… Quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát người bệnh nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục, lả người, buồn nôn, tiểu ít, xuất huyết… để đưa đi cấp cứu kịp thời vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh là khi hết sốt (thường từ ngày thứ 3 – 6), bệnh có thể trở nặng và sốc dẫn tới tử vong chỉ sau 5 – 6 tiếng đồng hồ nếu không kịp cứu chữa.
Những điều cần tránh khi điều trị SXHD tại nhà:
- Không sử dụng quá liều lượng Paracetamol quy định để tránh gây tổn thương cho gan - Không dùng thuốc kháng sinh trừ trường hợp có biểu hiện hoặc nguy cơ nhiễm trùng và nếu dùng cũng phải xin tư vấn của bác sĩ - Không tự ý truyền dịch tại nhà nhằm phòng ngừa các biến chứng nặng do thừa dịch như phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn... - Không cạo gió, xông hơi hoặc áp dụng những phương pháp dân gian, truyền miệng khi hiệu quả của chúng đối với SXHD chưa được chứng minh trong thực tiễn - Không tắm dù là bằng nước lạnh hay nước nóng mà chỉ nên lau người bằng khăn ấm - Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ngừng hút thuốc, uống rượu bia trong quá trình điều trị.