This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cách nào chữa bệnh đái dầm ở trẻ?

Bác sĩ Vivek Rege nói rằng cha mẹ thường chú ý tới tình trạng cảm lạnh, ho và sốt ở trẻ nhưng hay coi nhẹ việc trẻ đái dầm, đó cũng là một vấn đề rất quan trọng.

Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu vì sao trẻ đái dầm. Ở nhiều trẻ, khả năng kiểm soát bàng quang rất hạn chế. Điều này là do mất cân bằng hormon, đặc biệt liên quan với hormon chống lợi tiểu. Việc điều trị cho trẻ đái dầm trước hết cần xác định được nguyên nhân gây đái dầm và dùng thuốc kết hợp với những thay đổi lối sống cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng đang được tiến hành nhằm cố gắng thiết lập mối liên quan giữa việc sử dụng các mạng xã hội và mạng ảo với tình trạng đái dầm, trong khi một số tìm hiểu mối liên quan giữa bạo lực và đái dầm.

Tuy nhiên, một số thay đổi lối sống dưới đây có thể giúp trẻ khỏi bệnh đái dầm:

- Bạn không nên la mắng con nếu trẻ đái dầm. Cần xác định đây là bệnh trẻ không tự kiểm soát được và do vậy trẻ không nên bị khiển trách vì điều đó.

- Những khi trẻ không đái dầm, bạn cần khích lệ trẻ.

- Cần nhắc trẻ đi vệ sinh ngay trước khi ngủ.

- Ít nhất hai giờ trước khi ngủ, trẻ cần được uống các loại đồ uống nóng như sữa ấm.

- Không nên cho trẻ uống trà, cà phê trước khi ngủ

- Bạn có thể đặt chuông đồng hồ để đánh thức trẻ dậy đi tiểu lúc nửa đêm

- Đái dầm cũng có thể là vấn đề khi ngủ trong phòng điều hòa vào mùa he. Cần đảm bảo trẻ không bị quá lạnh trong đêm.

Nếu trẻ đái dầm ít nhất 2-3 lần trong tuần có nghĩa là tình trạng đã trở nên thực sự nghiêm trọng và bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

BS Thu Vân

(Theo Timesofindia)

Cách xử trí 4 bệnh trẻ nhỏ dễ mắc trong ngày nóng bức

Theo BS. Trần Thu Thủy, BV Nhi Trung ương, thân nhiệt quá cao có thể gây tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác.

Ra mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ có thể dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu. Chuột rút, kiệt sức vì nóng hay say nóng thường xuất hiện ở trẻ lớn tham gia hoạt động thể lực kéo dài dưới nắng nóng, ví dụ trong giờ chơi thể thao. Với trẻ nhỏ, bệnh chủ yếu liên quan tới nắng nóng là mất nước.

1. Mất nước

Trẻ bị mất nước khi lượng dịch thoát ra qua mồ hôi và nước tiểu lớn hơn lượng dịch uống vào. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác.

Các biểu hiện của mất nước ở trẻ là: Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu. Khóc không có nước mắt. Trẻ quấy khóc, khó chịu. Có vẻ ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi. Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện: mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.

Nếu nghi ngờ bé bị thiếu nước, cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế.

2. Chuột rút do nóng

Chuột rút do nóng là tình trạng đau cơ hay co cứng cơ, thường xuất hiện ở vùng bụng, cánh tay hay cẳng chân, khi vận động quá mức trong thời tiết nóng. Trẻ hay vã mồ hôi nhiều khi hoạt động mạnh dễ bị chuột rút kiểu này. Ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước và muối, hàm lượng muối thấp trong cơ khiến cơ co rút đau đớn. Chuột rút do nóng cũng có thể là biểu hiện của kiệt sức do nóng.

Cách xử trí nên làm là: Ngừng hoạt động thể lực và ngồi yên ở nơi râm mát. Uống nhiều nước. Tiếp tục ngừng hoạt động thể lực mạnh trong vòng vài giờ sau khi hết bị chuột rút để tránh rơi vào kiệt sức hay say nắng. Tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng không cải thiện sau một giờ.

3. Kiệt sức do nóng

Các dấu hiệu cảnh báo: Vã mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất. Da lạnh và ẩm ướt. Mạch nhanh và yếu. Thở nhanh và nông.

Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng. Cần tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng này không tiến bộ sau một giờ. Giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng các biện pháp: cho uống nước mát, tắm nước mát, lau người bằng khăn mát, đưa trẻ tới nơi có quạt mát, điều hòa, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát.

4. Say nắng

Đây là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo: Thân nhiệt lên cao (trên 39,5 độ C). Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi). Mạch nhanh, mạnh. Đau đầu nhức nhối. Chóng mặt. Buồn nôn. Mê sảng. Mất ý thức.

Say nắng là tình trạng cấp cứu, có thể dẫn tới tử vong. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cần nhờ người gọi xe cấp cứu trong khi tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ. Chuyển trẻ tới khu vực râm mát. Nhanh chóng hạ thân nhiệt của trẻ bằng bất cứ biện pháp nào, ví dụ dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh.

Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 độ C hay 39 độ C.

Phòng bệnh do nắng nóng cách nào?

Theo BS. Thủy, để phòng bệnh do nắng nóng gây ra cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo dự báo thời tiết để lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của trẻ.

Đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường.

Tránh những nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người.

Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm.

Uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu, ví dụ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, trẻ có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ. Cho trẻ tắm nước mát.

Các bác sĩ cũng lưu ý rằng quạt máy có thể khiến trẻ thấy bớt nóng, nhưng khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, quạt sẽ không giúp phòng ngừa bệnh do nắng nóng. Quạt máy đẩy không khí chạy quanh nhưng không làm nguội không khí (quạt phát huy tác dụng nhiều hơn nếu được đặt gần cửa sổ để mở). Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp trẻ hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều. Ở trong phòng có điều hòa vài giờ mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh do nắng nóng.

Những trẻ dễ mắc bệnh do nắng nóng gồm:– Trẻ dưới 4 tuổi: tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên cân nặng cao hơn so với người lớn khiến lượng nhiệt hấp thu từ môi trường và lượng nhiệt sản sinh khi vận động đều cao hơn. Trẻ quá nhỏ chưa thể tự vận động để lấy nước uống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm trẻ. Trẻ đủ lớn để tự lấy nước cũng thường hay quên, không uống đủ nước.– Trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa.– Trẻ vận động quá nhiều, nhất là nếu chưa quen với nắng nóng, lại quá mập hoặc không thật khỏe mạnh.– Trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể, ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần.– Trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng.

BS. Trần Thu Thủy

(BV Nhi Trung ương)

Dấu hiệu sốc nhiệt không nên bỏ qua

Sốc nhiệt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, tuy ít phổ biến nhưng rất nghiêm trọng.

Theo NHS Choices, sốc nhiệt có thể khiến não, tim, phổi, gan và thận làm việc quá sức, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Các chuyên gia cảnh báo kiệt sức do nhiệt hoặc sốc nhiệt có thể xuất hiện đột ngột - hoặc từ từ trong vài giờ hoặc nhiều ngày.

Các triệu chứng kiệt sức do nhiệt bao gồm:

- Đau đầu

- Chóng mặt, lú lẫn

- Mất cảm giác thèm ăn

- Đổ mồ hôi, da nhợt nhạt

- Chuột rút ở cánh tay, chân hoặc đau dạ dày

- Thở nhanh hoặc mạch đập nhanh

- Thân nhiệt trên 37 độ C.

- Khát nước

Các triệu chứng đột sốc nhiệt bao gồm da khô nóng, không đổ mồ hôi và thân nhiệt trên 40 độ C.

Bệnh nhân trong tình trạng này nên được chuyển đến nơi mát mẻ, nới rộng quần áo

Để bệnh nhân nằm xuống, nâng cao chân và uống nhiều nước.

Các chuyên gia cũng gợi ý nên làm mát da của bệnh nhân bằng nước lạnh hoặc gói nước đá nếu tình trạng của họ không cải thiện sau 30 phút.

Theo các chuyên gia y tế, cách tốt nhất để giữ an toàn khi nhiệt độ môi trường cao là chú ý tình trạng sức khỏe của người thân, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và những người có tình trạng sức khỏe yếu. Đóng rèm cửa ở những phòng đối diện với ánh nắng để giữ nhiệt độ trong nhà thấp hơn ngoài trời, uống nhiều nước, không nên uống đồ uống có nhiều đường, cồn hoặc chứa cafein do chúng khiến bạn mất nước nhiều hơn.

Các chuyên gia cho biết mọi người không nên ở trong xe đóng kín, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên tránh ánh nắng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên đi trong bóng râm, tránh hoạt động quá sức, thoa kem chống nắng và đội mũ nếu bạn phải đi ra ngoài.

BS. Tuyết Mai

(Theo Univadis/ Express)

Tác hại khi trẻ đeo cặp sách nặng

Điều gì sẽ xảy ra với trẻ khi mang trọng lượng vượt quá giới hạn nói trên?

Dưới đây là những ảnh hưởng tạm thời và lâu dài của việc mang cặp sách nặng với sức khỏe của trẻ:

Ảnh hưởng tạm thời

Đeo cặp nặng có thể gây đau lưng, cổ và vai kèm theo ngứa ran và yếu tay. Mệt mỏi và sớm phát triển tư thế kém.

Ảnh hưởng lâu dài

Sự căng thẳng trên cổ và vai dẫn tới đau đầu

Tổn thương cột sống làm tăng các vấn đề như gù, cong vẹo cột sống.

Giảm khả năng thở do phổi bị áp lực bởi tư thế cúi gập hoặc vẹo sang bên.

Đau lưng và co thắt cơ

Dưới đây là một số lời khuyên giúp phòng tránh tác hại của việc mang cặp sách nặng:

Bạn nên để trẻ dùng ba lô hơn là dùng túi vì túi chỉ được đeo một bên vai có thể gây sai tư thế. Tuy nhiên, ba lô cũng không được quá nặng

Khi mua túi, hãy mua một chiếc túi chắc chắn, với quai đeo rộng và có đệm để giảm áp lực lên khu vực cổ và vai.

Kiểm ra tư thế của trẻ sau khi đeo cặp sách. Nếu bạn thấy thấy trẻ chúi người về phía trước hãy kiểm tra xem cặp có quá nặng không hoặc đeo không đúng cách.

Đảm bảo trẻ chỉ mang những vật dụng cần thiết tới trường ngày hôm đó

Các biện pháp khác:

Học sinh nên có tủ riêng có thể đựng sách và những vật dụng khác cần thiết để giảm thiểu vật dụng cần mang theo.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Những cơ quan bị tổn thương bởi thuốc lá ngoài phổi

Thuốc lá có thể gây hại cho phổi. Đây là điều tất cả chúng ta đều biết. Khi bị đốt cháy, thuốc lá có thể sản sinh ra hơn 4.000 hóa chất. Khói thuốc lá có chứa nicotine, formaldehyde, benzen, cacbon monoxit, và các chất gây ung thư khác có thể làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Ngoài phổi là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng từ thuốc lá, những cơ quan dưới đây cũng có thể bị tổn hại do thuốc lá:

Làn da

Thuốc lá có thể gây hại cho da. Hút thuốc làm giảm tốc độ cải thiện các bệnh da tự miễn như bệnh vảy nến ở phụ nữ. Thanh thiếu niên hút thuốc cũng dễ bị nổi mụn.

Bằng chứng lâm sàng chỉ ra rằng có mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và trứng cá tuổi dậy thì. Hút thuốc và hút thuốc thụ động được cho là làm tồi tệ thêm tổn thương do bệnh lupus. Hút thuốc còn có thể gây lão hóa da sớm.

Ống dẫn trứng

Bằng chứng lâm sàng chỉ ra rằng hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây mang thai ngoài tử cung, tình trạng phôi nằm trong ống dẫn trứng thay vì tử cung. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Thủ phạm là lượng dư thừa protein PROKR1 khiến ống dẫn trứng khó tiếp xúc và gửi phôi tới tử cung.

Tử cung

Chất nicotin trong thuốc lá làm giảm hàm lượng oestrogen trong cơ thể và tăng cường các hormon nam tính. Điều này làm ngừng sản sinh trứng trong thời gian dài và gây ra tình trạng kinh nguyệt thất thường.

Theo nghiên cứu, hút thuốc cũng làm giảm lưu thông máu tới tử cung trong thai kỳ.

Cổ tử cung

Vi-rút u nhú ở người hoặc HPV được cho là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Những người bị nhiễm vi-rút này nên tránh xa thuốc lá. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung xâm lấn ở những phụ nữ bị nhiễm HPV.

Dương vật

Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá gây suy giảm oxit nitơ, thành phần giúp đưa máu tới dương vật, tạo ra cương cứng. Khi sản xuất oxit nitơ giảm, nam giới sẽ rất khó cương cứng và quan hệ tình dục bình thường.

Bìu

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2011 chỉ ra mối quan hệ giữa khói thuốc và sản sinh hormon sinh sản nam. Thuốc lá làm rối loạn nội tiết, giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Ngoài ra, việc sản sinh tinh trùng có thể bị giảm đáng kể.

Thận

Người hút thuốc cũng nên theo dõi bệnh thận mạn tính. Những người yêu thuốc lá có lượng albumin tăng lên trong nước tiểu, giảm chức năng thận và hẹp động mạch cung cấp máu tới thận.

Mắt

Các thành phần có hại của thuốc lá gây stress oxy hóa ở mắt. Bên cạnh đó, khói thuốc lá có thể tự kích thích khiến mắt bị tổn thương nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra mối liên kết giữa sự hình thành đục thủy tinh thể và hút thuốc ở những người bị tiểu đường týp 1.

Thực quản

Hút thuốc có thể làm giãn cơ thực quản dưới, là cơ làm co các axit dạ dày trong thực quản. Khi nới lỏng cơ này, axit sẽ tăng lên, làm tổn thương thực quản. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét và ung thư dạ dày.

Tim

Hút thuốc lá còn tàn phá sức khỏe tim mạch của bạn. Ngay cả liều thấp 4mg nicotin cũng được cho là làm co thắt động mạch vành, giảm lưu lượng máu. Vì vậy, muốn có trái tim khỏe mạnh hãy bỏ thuốc lá.

BS Thu Vân

(theo Univadis/ THS)

Khắc phục mỏi khớp cổ chân

Em bị mỏi khớp cổ chân nhưng không bị sưng hay đau nhức, có khi chỉ đi bộ đoạn ngắn là phải nghỉ. Đặc biệt thay đổi thời tiết, khớp cổ chân buồn mỏi đến mức không ngủ được. Xin hỏi bác sĩ em phải khám ở đâu? Điều trị thế nào?

Nguyễn Mạnh Tiến (Nguyentien@gmail.com )

Mỏi khớp nói chung và mỏi khớp cổ chân nói riêng có thể do công việc ngồi nhiều hoặc phải đứng nhiều, đi lại nhiều, do thừa cân béo phì. Mới đầu chứng bệnh chỉ gây mỏi, khó chịu, buồn bực nhưng về sau các triệu chứng rõ ràng hơn có thể dẫn đến các bệnh xương khớp như thoái hóa, viêm xương, u xương, gai xương, loãng xương... Ở lứa tuổi trẻ nếu chỉ mỏi khớp đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm theo tình trạng sưng nóng các khớp thì cần phải lưu ý đến nguyên nhân do thiếu canxi. Có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, chườm mát hay chườm nóng; thay đổi chế độ vận động nhẹ nhàng, hợp lý; bổ sung canxi, vitamin qua chế độ ăn đầy đủ các thành phần đạm, đường, khoáng chất, vitamin,... Nếu đã thực hiện như trên mà không đỡ, em nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để khám tìm nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu cảm giác đau mỏi tăng khi thời tiết thay đổi nóng sang lạnh, Đông y gọi hàn thấp có thể khắc phục tình trạng này bằng cách ngâm chân nước muối ấm trước khi đi ngủ. Giữ khớp ấm vì gân và dây chằng dễ bị tổn thương khi gặp lạnh. Ngoài ra, đau mỏi khớp cổ chân có thể do nguyên nhân gai gót, chụp Xquang hoặc cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán xác định từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị thích hợp.

BS. Đinh Thị Thanh

Vì sao phụ nữ nên bổ sung nhiều sắt?

Thiếu máu do thiếu sắt thường được phát hiện thông qua đánh giá hàm lượng hemoglobin (Hb) trong cơ thể. Giới hạn bình thường Hb là 12-14 gm/dL (đối với nữ giới) và 14-18 mg/dL (đối với nam giới).

Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu khi bắt đầu có kinh nguyệt, khi mang thai và cho con bú. Mặc dù phần lớn phụ nữ đều quyết định lựa chọn các chế phẩm bổ sung sắt để điều trị thiếu máu nhưng tốt nhất là nên bố sung sắt qua chế độ ăn uống. Dưới đây là một số lựa chọn giúp bạn bổ sung sắt một cách tự nhiên:

1. Ăn nhiều thịt (đặc biệt là thịt đỏ, cá và trứng nếu bạn không phải là người ăn chay). Sắt từ những nguồn thực phẩm này được hấp thu nhanh hơn từ nguồn thực vật.

2. Ăn nhiều các loại rau lá xanh như rau bina. Mặc dù có lượng sắt tốt nhưng những thực phẩm này không được dung nạp tốt do chứa hàm lượng axit oxalic. Bổ sung cà chua, khoai tây có thể giúp tăng cường hấp thu sắt.

3. Bổ sung hạt vừng vào món ăn

Không chỉ làm cho món ăn của bạn thơm ngon hơn, vừng còn chứa nhiều sắt tốt cho sức khỏe

4. Ăn nhiều các loại đậu

Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành chứa nhiều sắt sau thịt. Vì vậy hãy tăng cường bổ sung những loại thực phẩm này để tăng cường sắt.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Ðừng bỏ lỡ cơ hội cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh

Hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” do Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động, ngày 3/6/2017, Bộ Y tế phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” với chủ đề “Hiệu quả của vắc-xin”. Đây cũng là dịp những thông điệp truyền thông về tiêm chủng đến được với cộng đồng và các bậc cha mẹ, góp phần quan trọng giúp trẻ em Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ mít tinh Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng 2017. Ảnh: BS. Phạm Quang Thái

Hơn 600 triệu liều vắc-xin đã được tiêm chủng miễn phí trong Chương trình TCMR

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Vắc-xin bảo vệ cuộc sống của chúng ta thông qua tiêm chủng. Ngày nay, vắc-xin không những được sử dụng phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mà còn để phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh mạn tính khác như ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi... Vắc- xin ngoài việc giúp cho trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường về thể chất và trí não, còn giúp cho việc bảo vệ sức khỏe của người lớn như các loại vắc-xin phòng cúm hoặc các bệnh mạn tính.

Ðừng bỏ lỡ cơ hội cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnhThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vui vẻ trò chuyện với các bố mẹ đưa con đi tiêm chủng tại Trạm y tế xã Nghĩa Dõng, Quảng Ngãi. Ảnh: BS. Phạm Quang Thái

Hơn 600 triệu liều vắc-xin đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ sau hơn 30 năm triển khai công tác TCMR ở nước ta. Nhiều loại vắc-xin mới với công nghệ kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào sử dụng trong tiêm chủng cho cả trẻ em và người lớn, giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc-xin dự phòng từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Năm 2016 vừa qua là năm thứ 16 liên tiếp Việt Nam bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và là năm thứ 11 cả nước duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh. Với những nỗ lực bền bỉ triển khai các hoạt động tiêm chủng vắc-xin sởi thường xuyên và chiến dịch nhiều năm qua, số trường hợp mắc bệnh sởi năm 2016 được ghi nhận thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, vắc-xin Rubella đã được đưa vào tiêm chủng mở rộng từ năm 2014, vắc-xin viêm não Nhật Bản được mở rộng triển khai trên cả nước giúp cho trẻ em ngày càng được chăm lo phòng bệnh đầy đủ và toàn diện hơn.

Tuy nhiên, GS. Nguyễn Thanh Long cũng nêu một thực trạng đáng ngại vẫn tồn tại: ở một số nơi vùng sâu, vùng xa trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn, vì vậy một số bệnh truyền nhiễm có nguy cơ quay trở lại. Tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh trong năm 2016 chỉ đạt 68%, hàng năm hơn 600.000 trẻ lúc mới sinh ra không được tiêm chủng kịp thời vắc-xin này có nguy cơ bị lây nhiễm virut viêm gan B, đặc biệt trong tình hình tỷ lệ nhiễm vi rut viêm gan b trong cộng đồng còn ở mức cao. Tỷ lệ tiêm chủng tại một số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa đạt 90%.

Gần 3,8 triệu trẻ được quản lý thông tin tiêm chủng

Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ấn nút khai trương vào ngày 24/3/2017 và được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/6/2017. Tính đến ngày hôm nay, trên toàn bộ hệ thống đã ghi nhận gần 3,8 triệu trẻ em trong độ tuổi TCMR được quản lý thông tin. Hệ thống là một công cụ tốt để giúp cho ngành y tế, chính quyền các địa phương có thể quản lý chặt chẽ, chính xác các đối tượng tiêm chủng. Đồng thời nó cũng giúp người dân có thể theo dõi, quản lý lịch sử tiêm chủng của mình suốt đời.

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm và kiểm tra công tác tiêm chủng tại Trạm y tế xã Nghĩa Dõng, Quảng Ngãi. Ảnh: BS. Phạm Quang Thái

Tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng

Từ tháng 6/2017 sẽ đồng loạt triển khai đồng bộ Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia tại tất cả các tuyến trên cả nước. GS.TS. Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban Quản lý dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết: Việc làm này sẽ giúp quản lý đối tượng tiêm chủng một cách toàn diện. Trên hệ thống có thể truy cập thông tin về lịch sử tiêm chủng, số lần tiêm/uống các loại vắc-xin của từng trẻ dù được tiêm chủng trong TCMR hay tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ tại bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Với những trẻ vãng lai đến tiêm chủng sẽ được hệ thống cập nhật để quản lý theo hộ khẩu thường trú và nơi đăng ký tạm trú. Trẻ sẽ được quản lý chặt chẽ tiền sử tiêm chủng mà không phụ thuộc vào việc bà mẹ giữ sổ ghi chép tiêm chủng hay không hoặc bà mẹ nhớ không đầy đủ về lịch sử tiêm chủng của con mình, trẻ vẫn có cơ hội được tiêm chủng đầy đủ.

Cũng theo GS.TS. Đặng Đức Anh, chủ đề của Tuần lễ tiêm chủng năm nay là “Hiệu quả vắc-xin”, qua đó nói lên tính an toàn của vắc-xin. Tất cả các loại vắc-xin trước khi sử dụng kể cả vắc-xin dịch vụ hay vắc- xin sử dụng trong TCMR được cấp phép lưu hành đều phải đạt được các yêu cầu kiểm tra rất nghiêm ngặt về tính an toàn, hiệu lực và thường xuyên được đánh giá, theo dõi trong quá trình sử dụng. Vì thế, người dân hãy yên tâm vào chất lượng vắc-xin, đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Mai Linh

Mắc thủy đậu rồi có cần tiêm phòng không?

Con gái tôi lúc gần 12 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu khi chưa kịp tiêm chủng bệnh này. Hiện nay cháu đã được 22 tháng tuổi. Xin hỏi bác sĩ: mắc thủy đậu rồi con tôi có cần đi tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa không?

Nguyễn Thị Bích (nguyenthibich683@gmail.com)

Nếu con bạn được bệnh viện khám, xét nghiệm và chẩn đoán là bị bệnh thủy đậu thì mới chắc chắn là cháu mắc bệnh này. Trường hợp do bạn hay người nhà tự “chẩn đoán” thì có thể chưa chắc con bạn đã mắc bệnh thủy đậu. Trong thư bạn không nói rõ, nên tôi trả lời về 2 trường hợp. Nếu do bác sĩ khám và chẩn đoán, thì bạn không cần đưa con đi tiêm phòng bệnh này nữa, vì khi cháu đã mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Trường hợp không chắc chắn là con bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn cần đưa cháu đi tiêm phòng. Bạn hãy yên tâm rằng tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì. Khi bạn đưa con đến tiêm, cháu sẽ được bác sĩ khám và chỉ định tiêm chủng theo lịch phù hợp.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

Làm gì khi trẻ bị quai bị?

Con trai tôi 7 tuổi, bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chữa tại nhà. Tuy nhiên tôi rất lo lắng vì nhiều người nói bị quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ cho biết cần phải làm gì để điều trị bệnh hiệu quả.

Hà Thị Liên (Tuyên Quang)

Quai bị do virut gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày. Phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39-40oC) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày.

Nếu không chăm sóc đúng bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm: sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn; viêm não hoặc viêm màng não: thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Nếu được chẩn đoán đúng là quai bị thể nhẹ, cần chăm sóc trẻ đúng cách: hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau; không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng lên.

BS. Văn Bàng

Những phương pháp tự nhiên chống trầm cảm

Probiotic

Không chỉ tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất từ chế độ ăn, probiotic còn được biết đến với tác dụng chống trầm cảm.

Vitamin D

Đây là loại vitamin cần thiết cho sức khỏe xương và còn giúp cải thiện tâm trạng. Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn có cảm giác buồn chán.

Những phương pháp tự nhiên chống trầm cảm

L-Theanine

Đây là một acid amin có trong trà xanh. Chúng có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và tỉnh táo. L-Theanine cũng ảnh hưởng tới nồng độ dopamine và serotonin trong não bộ, giúp cân bằng cảm xúc và giảm stress.

Tryptophan

Các loại hạt, cá và trứng là nguồn cung cấp tryptophan giúp cải thiện tâm trạng.

Omega-3

Khi cơ thể không được cung cấp đủ acid béo omega-3, bạn dễ có cảm giác buồn chán. Cá hồi, hạt bí, hạt lanh và quả óc chó là những nguồn cung cấp acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe.

Vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Hãy tư vấn bác sĩ nếu bạn đang bị thiếu vitamin B12.

BS P.Liên

(Theo boldsky)

Quét não sớm nhận biết nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang nghiên cứu chứng tự kỷ cho biết, họ có thể sử dụng phương pháp quét hình ảnh não để phát hiện sự thay đổi chức năng ở trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi và chẩn đoán liệu trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ hay không.

Quét não sớm nhận biết nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Bệnh tự kỷ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán bệnh trước khi trẻ có các biểu hiện của bệnh tự kỷ. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học thuộc Đại học North Carolona và Đại học Washington ở St Louis đã sử dụng kỹ thuật hình ảnh gọi là kết nối chức năng chụp cộng hưởng từ để quét hình ảnh của 59 trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có nguy cơ cao. Đây là những trẻ có anh chị đã mắc chứng tự kỷ. Ở tuổi lên 2, 11 trẻ trong số 59 trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Mô hình quét thần kinh đơn lẻ này có thể dự đoán chính xác xác suất trẻ bị tự kỷ trong số những trẻ có nguy cơ cao nhưng các chuyên gia cũng lưu ý rằng thử nghiệm này cần được nhân rộng ở quy mô lớn hơn.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine của Mỹ.

Minh Huệ

((Theo xinhua, 6/2017))

Dùng sữa công thức sớm, trẻ tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ khi trưởng thành

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là rối loạn gan phổ biến nhất ảnh hưởng đến ¼ người trưởng thành. Nó xảy ra khi chất béo tích tụ trong tế bào gan ở những người không uống quá nhiều rượu và thường liên quan đến béo phì và kháng insulin.

Các phát hiện cho thấy trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức trước khi bú mẹ chưa được 6 tháng tăng 40% nguy cơ bị NAFLD.

Hơn nữa, trẻ có mẹ béo phì khi bắt đầu mang thai cũng tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh gan khi ở độ tuổi vị thành niên.

Nhà nghiên cứu chính Oyekoya T Ayonrinde từ Đại học Western Australia cho biết: "Trọng lượng khỏe mạnh của người mẹ và thời gian cho con bú có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe gan ở trẻ”. Điều này bổ sung thêm lý do để các bà mẹ cho con bú trong ít nhất 6 tháng trước khi nuôi trẻ bằng sữa công thức.

Điều thú vị là nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có mẹ hút thuốc khi bắt đầu mang thai cũng tăng đáng kể nguy cơ NAFLD.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện siêu âm gan trên 1.000 trẻ ở độ tuổi 17.

Nghiên cứu ủng hộ sự cần thiết phải duy trì lối sống lành mạnh toàn diện trước và trong khi mang thai đến giai đoạn sau sinh để mang đến những lợi ích sức khỏe cho các thế hệ tương lai.

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ Indianexpress)

Xử trí tiêu chảy do loạn khuẩn ruột

Con tôi được 20 tháng tuổi, cháu bị sốt, ho, viêm mũi họng, lười ăn. Tôi cho cháu uống kháng sinh trong 7 ngày thì cháu khỏi bệnh nhưng cháu lại bị tiêu chảy (đi tiêu 4-5 lần/ngày, phân sống lỏng kéo dài đã 1 tuần nay). Tôi cho cháu đi khám, kết quả xét nghiệm phân của cháu là loạn khuẩn. Xin bác sĩ cho biết nên làm gì?

Nguyễn Thị Kim (Hà Nội)

Xử trí tiêu chảy do loạn khuẩn ruột

Loạn khuẩn là hiện tượng rối loạn vi khuẩn do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại ở đường ruột. Một trong những nguyên nhân là do sử dụng kháng sinh vì kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột làm cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Trước tiên, nếu bé bị tiêu chảy mất nước, bạn cần cho bé uống oresol pha theo hướng dẫn ở bao bì và sau mỗi lần tiêu chảy thì cho cháu uống 100-200ml, uống từng ngụm bằng cốc, đồng thời bổ sung kẽm với liều lượng 20mg/ngày, uống kéo dài trong 14 ngày và uống men men vi sinh (probiotic) có tác dụng chống loạn khuẩn, kháng được nhiều loại kháng sinh phổ rộng, ức chế các vi khuẩn gây bệnh phát triển, tái lập cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường dung nạp thức ăn, cải thiện tình trạng tiêu chảy. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại men vi sinh khác nhau, tùy theo chủng lợi khuẩn hoặc nấm men. Một số men vi sinh còn bổ sung acid amin thiết yếu, vi chất dinh dưỡng và một số thành phần miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy cải thiện tình trạng biếng ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phòng tránh suy dinh dưỡng.

PGS.BS. Đào Ngọc Diễn

Tác nhân gây viêm màng não mủ

Mẹ em năm nay 67 tuổi, có sốt, đau đầu và mệt mỏi, cho là bị cúm nên không đi khám. Đến khi bệnh tiến triển nặng, đi viện thì được chuyển tuyến trên điều trị viêm màng não mủ. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân của bệnh và cách phòng ngừa?

Hoàng Văn Thuyên (hoangthuyen@gmail.com)

Viêm màng não mủ có nhiều nguyên nhân, thường gặp do phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn từ tai mũi họng, phổi theo đường máu vào trong não, cũng có thể trực tiếp đi vào não khi bị chấn thương nứt vỡ sọ. Đây là bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng, thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, các biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, đau đầu, chảy nước mũi, ho, một số ít trường hợp có thể không sốt cao, vì thế dễ bị nhầm với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, viêm mũi. Tuy nhiên, đối với bệnh viêm màng não mủ, triệu chứng đau đầu là biểu hiện đặc trưng. Khi đó, người bệnh uống thuốc giảm đau mà bệnh không thuyên giảm. Mặc dù đây là bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh nhưng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng là một khó khăn trong cuộc chiến với bệnh lý này. Hơn nữa, bệnh do nhiều nguyên nhân nên người bệnh thường chủ quan và khi đến viện thì tình trạng bệnh đã nặng, tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị tích cực. Như trên đã nói, chỉ cần một tổn thương nhỏ ở tai khiến tụ cầu khuẩn xâm nhập cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho não. Đặc biệt, những người bị suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, viêm tai cần hết sức cảnh giác khi có biểu hiện sốt cao đau đầu. Để phòng bệnh, vấn đề vệ sinh thân thể và điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm khuẩn là biện pháp quan trọng. Ngoài ra, người dân nên đi tiêm vắc-xin Hib phòng bệnh sẽ làm giảm trên 90% nguy cơ mắc bệnh.

BS. Vũ Hồng Ngọc

13 điều thần kỳ xảy ra với cơ thể mỗi khi bạn ăn chuối

Ăn chuối rất có lợi cho sức khỏe con người. Từ nay, bạn lại có thêm một món đồ ăn bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng nữa nhé. Sau đây là những điều thần kỳ xảy ra với cơ thể khi bạn ăn một quả chuối.

chuoi, an chuoi, tac dung than ky cua chuoi voi suc khoe

Chuối mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

1. Chuối giúp tăng cường máu đi nuôi cơ thể

Chuối giúp tăng cường máu, làm giảm nguy cơ thiếu máu. Sắt vô cùng cần thiết đối với nguồn năng lượng trong cơ thể con người, vì sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào. Thiếu máu dẫn đến hiện tượng sụt cân. Vì khi nồng độ máu thấp, cơ thể phải bảo tồn, giự trữ nguồn năng lượng làm chậm lại quá trình trao đổi chất, sụt cân.

2. Chuối giúp bạn dễ ngủ hơn

Cũng nhờ có axít trytptophan chuyển hóa thành hooc môn tự nhiên melatonin giúp cơ thể thoải mái hơn nên chúng ta dễ nggủ hơn. Vậy thì sao không ăn chuối trước khi đi ngủ?

3. Chuối ngăn chặn tình trạng huyết áp thấp

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì lượng natri thấp cộng với lượng kali cao thì huyết áp thấp và nguy cơ đột qụỵ giảm mức tối đa. Như chúng ta đều thấy thì chuối là loại quả giàu kali, ít natri, và được FDA chính thức công nhận là loại thực phẩm có hiệu quả trong việc giảm chứng huyết áp thấp, nguy cơ đột qụỵ, và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

4. Chuối giúp bạn chống đỡ bệnh tật

Dù chuối không chứa vitamin A, xong loại quả này vẫn có khả năng chống sự thiếu hụt vitamin A. Vậy, bằng cách nào? Đơn giản, chuối có 3 sắc tố carotenoids khác nhau khiến quá trình chuyển hóa vitamin A dễ hơn. Thật thú vị phải không nào? Theo nghiên cứu cho biết: Những loại thực phẩm giàu sắc tố carotenoids sẽ chống lại được các loại bệnh mãn tính: ung thư, tim mạch và tiểu đường.

5. Chuối giúp bạn phòng bệnh ung thư

Delphinidin là chất chống oxy có trong chuối có khả năng chống lại các khối u. Nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng và các chất hóa học độc hại cho hay: Việc dùng nồng độ Delphinidin trong điều trị tế bào ung thư dạ dày để ức chế sự phát tán, lây lan của các tế bào ung thư này đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều nữa là điều chỉnh chỉ số cân nặng cũng góp phần chống nguy cơ mắc bệnh ung thư.

chuoi, chuối giúp cải thiện tâm trạng

Ăn chuối tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện tâm trạng

6. Chuối tốt cho đường ruột

Nếu bạn có con nhỏ, chắc bạn đã biết thủ thuật này, hàm lượng chất xơ trong chuối rất cao giúp ổn định, điều hòa chứng ruột kích thích. Chỉ với 3g chất xơ là quá trình đào thải chất cặn bã diễn ra tốt hơn. Chuối sẽ chống lại quá trình tiêu chảy vì có probiotics tốt cho lợi khuẩn trong ruột.

7. Chuối giúp xương chắc khỏe

Mặc dù chuối không nhiều canxi – dưới 1% so với khuyến cáo lượng dinh dưỡng hàng ngày. Nhưng chuối có thể tăng cường qúa trình hấp thu canxi từ prebiotic nhanh hơn nhờ quá trình lên men của fructooligosacch ……trong quá trình tiêu hóa.

8. Chuối cho chỉ số đường huyết ổn định

Chuối là đồ ăn dinh dưỡng tuyệt vời. Nên giảm lượng protein và axít béo từ việc ăn chuối nhằm giảm việc hấp thụ đường từ chuối vào máu. Đây là giải pháp hiệu quả giữ chỉ số đường huyết ổn định. Điều này có nghĩa là mức độ năng lượng phù hợp và còn có tác dụng giảm cân.

9. Chuối hạ nồng độ cholesterol xấu

Trước khi ăn những đồ ăn có chứa lượng cholesterol, bạn nên ăn chuối. vì chuối có thành phần là phytosterols ngăn chặn cơ thể hấp thu các cholesterol xấu. Theo các nghiên cứu, chuối chứa vitamin B6 rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, và hệ thần kinh.

10. Chuối giúp bạn hồi sức nhanh hơn

Thành phần kali trong quả chuối có tác dụng phục hồi cơ bắp sau những giờ tập luyện, đồng thời cũng giúp tăng cường sự phát triển, và có thêm sức lực để làm việc nhiều hơn.

11. Chuối mang lại cảm giác vui hơn, nhanh nhẹn hơn cho cơ thể

Trong quả chuối có chứa vitamin B6, hay còn gọi là folate, một chất dinh dưỡng có vai trò trong việc chống lại chứng trầm cảm. Các nghiên cứu đều chứng minh rằng những bệnh nhân trầm cảm thường thiếu tỷ lệ folate trầm trọng (50%). Do đó, các bác sĩ cũng khuyên những ai sử dụng thuốc chống trầm cảm nên bổ sung lượng folate để tăng cường hiệu quả của việc sử dụng thuốc.

12. Chuối giảm căng thẳng, lo âu

Bên cạnh việc giúp cho tâm trạng vui vẻ hơn nhờ có vitamin B9, mà thành phần của quả chuối cũng còn có axít tryptophan được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin là chất quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương, là chất chống trầm cảm tự nhiên nên có tác dụng trong giảm lo âu, khắc phục chứng mất ngủ, cũng như những vấn đề tâm lý khác như khó chịu, giận giữ, lo âu, kích động, và mệt mỏi.

Thêm một chất nữa là norepinephrine đóng vai trò điều hòa những căng thẳng. Có thể nói chuối là lựa chọn tối ưu, một loại quả một đồ ăn dinh dưỡng để tâm trạng luôn suy nghĩ tích cực, và ngăn ngừa trầm cảm.

13. Ăn chuối giúp lợi tiểu

Nếu quá trình tiêu hóa không tốt, nếu bạn hay bị táo bón, hãy quan tâm đến chế dộ dinh dưỡng như ăn chuối. Chuối có prebiotics có tác dụng như lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa vì có fructooligosaccharides – cụm phân tử fructose làm cho quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.

Nguyễn Lương

(theo Eat This)

Bệnh viêm ruột: Khó chẩn đoán, dễ phòng ngừa

Hệ thống tiêu hóa biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thu vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ở cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, hiếm khi mọi người chú ý đến hoạt động của hệ tiêu hóa trừ khi chúng gặp bất ổn, như trong trường hợp của bệnh viêm ruột.

Bệnh viêm ruột gồm hai bệnh mạn tính gây ra viêm ruột: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Mặc dù các bệnh có một số tính năng chung, tuy nhiên chúng có một số khác biệt quan trọng: viêm loét đại tràng gây viêm đại tràng khiến niêm mạc ruột bị viêm đỏ và xuất hiện các vết loét gây đau. Khu vực dễ tổn thương nhất là trực tràng, gây tiêu chảy thường xuyên. Chất nhầy, máu thường xuất hiện trong phân. Bệnh Crohn gây viêm ở đoạn cuối ruột non - hỗng hồi tràng và một phần của ruột già. Các tổn thương này không định khu ở một chỗ và có thể lan tỏa ảnh hưởng các vị trí khác trên đường tiêu hóa. Viêm do Crohn ăn sâu vào các lớp của thành ruột và trong khi viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc của ruột.

Thủ phạm gây viêm ruột

Bao gồm nhiều yếu tố như: môi trường, chế độ ăn uống và di truyền.

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy bệnh viêm ruột có khả năng liên quan đến một khiếm khuyết di truyền ảnh hưởng hệ thống miễn dịch hoạt động và viêm được kích hoạt phản ứng với một đại lý vi phạm, giống như vi khuẩn, virut hoặc protein trong thực phẩm như thế nào. Bằng chứng cũng chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể nâng cao khả năng phát triển bệnh Crohn.Cần xét nghiệm cận lâm sàng để xác định về tổn thương đường ruột như: nội soi, sinh thiết, xét nghiệm phân,...

Cần xét nghiệm cận lâm sàng để xác định về tổn thương đường ruột như: nội soi, sinh thiết, xét nghiệm phân,...

Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm ruột

Hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột có các triệu chứng khá tương đồng như: đau bụng, nôn, thay đổi số lần đi đại tiện... và chúng rất dễ nhầm lẫn trong lâm sàng cũng như trong điều trị.

Hội chứng ruột kích thích còn gọi bằng các tên khác như: viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa chức năng, bệnh tiêu chảy do thần kinh… những rối loạn về tiêu hóa do IBS gây nên không do một nguyên nhân do tổn thương thực thể mà thường do các nguyên nhân tâm lý, chế độ ăn, thuốc... Triệu chứng của IBS như: đau bụng (thường là đau nửa dưới của bụng), trướng hơi, tiêu chảy hay táo bón hoặc xen lẫn cả hai... Nhưng IBS không bao giờ đi ngoài phân đen và đi ngoài ra máu.

Viêm ruột là tình trạng viêm nhiễm hệ thống ống tiêu hóa mạn tính. Bệnh Crohn là bệnh mạn tính ở ruột gây viêm và loét. Nó có thể xảy ra bất kỳ ở vị trí nào của ruột non, dạ dày, thực quản, mà đa số xuất phát từ hồi tràng (đoạn cuối của ruột non). Bệnh Crohn ảnh hưởng đến toàn bộ chiều dày của ống tiêu hóa, điều này giải thích tại sao bệnh được phát hiện khi ống tiêu hóa bị thủng hoặc gây nên áp-xe.

Triệu chứng của bệnh Crohn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí bị viêm của đường ống tiêu hóa. Nhưng nhìn chung nó thường biểu hiện: tiêu chảy mạn tính, đau bụng âm ỉ, gầy sút cân, sốt, có thể sờ thấy u cục (thường ở phía bên phải ổ bụng).

Viêm loét đại tràng mạn tính là bệnh lý của đại tràng mà không có liên quan gì tới ruột non, dạ dày, hay thực quản. Nó chỉ ảnh hưởng đến phần niêm mạc của đại tràng có thể liên tục hoặc gián đoạn. Triệu chứng chính của viêm loét đại tràng mạn tính là: tiêu chảy, sau đó đi ngoài lẫn máu. Ở các trường hợp nặng hơn thì có sốt, đau bụng, đi ngoài ra máu số lượng nhiều.

Để phân biệt hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột thì lâm sàng quan tâm tới tiền sử liên quan đến những rối loạn tiêu hóa của bạn, những triệu chứng mang tính chất do tổn thương thực thể như: sốt, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen.

Và quan trọng nhất là xét nghiệm cận lâm sàng để có những bằng chứng về tổn thương thực thể của đường ống tiêu hóa như: nội soi, nội soi sinh thiết, xét nghiệm phân, CT. Trong một số trường hợp các bác sĩ sử dụng liệu pháp kháng sinh để phân biệt hai bệnh này. Trên hết tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh viêm ruột là giải phẫu bệnh đánh giá tình trạng viêm được phân loại: nhẹ, trung bình hay nặng dựa vào sự xâm nhập của tế bào viêm.

Những ảnh hưởng của bệnh viêm ruột

Các nhà khoa học hiện vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này. Một số người bị viêm ruột có thể có các dấu hiệu của viêm nhiễm ở các nơi khác như ở các khớp, mắt, da và gan, vùng hậu môn có thể xuất hiện các áp-xe và trĩ.

Trẻ mắc bệnh viêm ruột loét đại tràng hay bệnh Crohn, có thể sẽ chậm lớn và chậm dậy thì do thiếu hấp thu dưỡng chất.

Bệnh viêm ruột có thể khó chẩn đoán do không có các triệu chứng rõ ràng ngay cả khi ruột đã bị ảnh hưởng trong nhiều năm. Các triệu chứng nếu có lại không đặc hiệu do đó gây khó khăn việc chẩn đoán bệnh.

Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh viêm ruột

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường ruột, trong đó có viêm ruột. Vì vậy, cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống sau đây.

Hạn chế các sản phẩm sữa: Những vấn đề như tiêu chảy, đau bụng và trướng bụng ở bệnh viêm ruột có thể được cải thiện khi hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa.

Ưu tiên lựa chọn thực phẩm ít chất béo: Nếu mắc bệnh Crohn, ruột non có thể không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo bình thường. Thay vào đó, chất béo đi qua ruột khiến bị tiêu chảy nặng hơn. Những thực phẩm đặc biệt làm phiền hà người bệnh bao gồm bơ, bơ thực vật, nước sốt kem và các loại thực phẩm chiên.

Tránh một số thực phẩm tương kỵ: Loại bỏ những thực phẩm làm cho các dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột nặng hơn. Những thực phẩm này có thể bao gồm đậu, bắp cải và bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu và thức ăn và thức uống có chứa caffeine như sôcôla và soda.

Ăn các bữa ăn nhỏ: Nếu cảm thấy tốt hơn, hãy ăn 5-6 bữa ăn nhỏ 1 ngày thay vì 2 hoặc 3 bữa lớn như những người thân.

Uống nhiều nước: Hãy cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Hạn chế rượu và đồ uống có chứa caffein kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí.

BS. LÊ NGUYÊN